Chủ nhật, Ngày 10 / 11 / 2024 Thời tiết

Viêm đa khớp dạng thấp


 1. Những triệu chứng thường gặp của viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp có nhiều nhóm triệu chứng đa dạng, bao gồm các triệu chứng của viêm khớp, các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng ở các cơ quan khác.

  • Triệu chứng của viêm khớp: Cứng khớp, thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy; sưng khớp, có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên; đau khớp; nóng da, đỏ da ở vùng da quanh khớp bị viêm. Tình trạng viêm, đau ở khớp có tính chất đối xứng và chủ yếu xảy ra ở các khớp nhỏ và nhỡ ở hai tay (các khớp từ khuỷu tay xuống bàn tay), hai chân (các khớp từ khớp gối xuống bàn chân). Các khớp đau có tính chất chạy, lan sang các khớp khác, đặc biệt là các khớp đối xứng.
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược cơ thể; chán ăn, sụt cân; đau nhức mỏi toàn thân. Người bị viêm đa khớp dạng thấp thường hay sợ gió sợ lạnh, gai sốt khi thời tiết thay đổi.
  • Triệu chứng ở các cơ quan khác: xuất hiện các “nốt thấp” (hạt hay cục nổi lên khỏi bề mặt da) chắc, không đau, dính vào nền xương ở dưới, có đường kính từ 5 – 20mm, thường xuất hiện ở khuỷu tay và có thể rất đau. Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng, khàn giọng (do ảnh hưởng lên thanh quản). Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, đau hoặc nhồi máu cơ tim (trong một số trường hợp).

2. Nguyên nhân  gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

- Bệnh có thể khởi phát do viêm nhiễm, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các hoạt dịch (lớp niêm mạc của lớp màng bao quanh khớp). Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và phá hủy sụn , xương trong khớp; gây giãn dây chằng giữa các khớp với nhau làm cho khớp biến dạng và mất tính liên kết.

- Yếu tố di truyền cũng được nhắc tới nhiều trong viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh có tính chất gia đình, 60-70% người bệnh mang yếu tố kháng nguyên phù hợp với tổ chức kháng nguyên bạch cầu HLA-DR4 (trong khi ở người bình thường là 30%).

- Ngoài ra, bệnh còn do yếu tố cơ địa, phụ nữ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh.

- Một số yếu tố thuận lợi khác như cơ thể suy yếu, mệt mỏi, nhiễm lạnh, môi trường sống ẩm thấp, sau phẫu thuật… cũng là những tác nhân gây nên bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

3. Biến chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Viêm đa khớp dạng thấp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

3.1. Gây biến dạng khớp và giảm khả năng vận động

Ở người bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các sụn khớp và đầu xương có thể bị bào mòn và nếu không được điều trị tốt thì những tổn thương này sẽ ngày càng nặng, làm cho các khe khớp dần hẹp lại, khiến cho các đầu xương dính lại với nhau gây dính khớp, biến dạng khớp, mất chức năng khớp.

3.2. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người xưa đã có câu “khớp đớp tim” là vì lẽ này. Viêm đa khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường. Khoảng 30% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mắc bệnh tim mạch, trong đó 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.

3.3. Biến chứng bệnh phổi

Khoảng 10-20% số bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp bị bệnh phổi mãn tính như xơ mô kẽ phổi, tăng áp phổi.

3.4. Biến chứng ở da

Viêm đa khớp dạng thấp có thể gây ra những tổn thương ở da, cụ thể ở vùng da ngón tay và vùng dưới móng với những biểu hiện thường thấy như: mảng hồng phát ban, loét da, phồng rộn da, các khối cứng ở da.

Ngoài ra, có thể liệt kê thêm một số biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp như những tổn thương ở thận (do dùng thuốc điều trị không đúng liều lượng, tác dụng phụ của thuốc điều trị); viêm mạch máu; khó thụ thai và nguy cơ sinh non ở nữ giới,…

4. Điều trị

Nguyên tắc điều trị viêm đa khớp dạng thấp là phải điều trị kiên trì, lâu dài. Trong quá trình điều trị cần theo dõi sát sao các diễn biến của bệnh để hạn chế biến chứng. Phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp chủ yếu hiện nay vẫn là dùng thuốc và kết hợp vật lý trị liệu, và chế độ ăn uống sinh hoạt, tập luyện khoa học.

4.1 Tây Y: Tùy vào mức độ của bệnh mà có các loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp khác nhau.

Giai đoạn 1: Bệnh nhẹ, số khớp viêm ít, khả năng vận động gần như bình thường. Các thuốc hay dùng thường là Aspirin, Chloroquine…

Giai đoạn 2: Nhiều khớp bị viêm và vận động bị hạn chế. Thuốc thường dùng giống như thuốc ở giai đoạn 1 nhưng bổ sung thêm các loại thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc chứa corticoid liều trung bình.

Giai đoạn 3: Bệnh nặng, ít hoặc mất hẳn khả năng vận động. Thuốc dùng trong giai đoạn này thường là corticoid liều cao; thuốc D-Penicilamin, Methotrexade, Cyclophosphamide…

Mục đích điều trị của thuốc Tây y chủ yếu là điều trị các triệu chứng và điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh.

  • Điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động (không có tác dụng làm ngăn chặn/làm thay đổi sự tiến triển của bệnh)
  • Điều trị cơ bản bằng thuốc chống miễn dịch: làm chậm hoặc ngừng tiến triển của bệnh

Ưu điểm của  thuốc Tây y điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đó là tác dụng nhanh, nhất là trong vấn đề chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên tác dụng của thuốc không lâu dài, do đó phải sử dụng liên tiếp, kéo dài và nếu ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ bị đau lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Người bệnh sẽ dễ bị béo phì (do giữ nước), bị teo cơ, loãng xương, giòn xương,…Các nhóm thuốc kháng viêm không steroid làm hại đến đường tiêu hóa, gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày tá tràng, tiêu chảy,… Ngoài ra thuốc còn gây biến chứng tiểu đường, tim mạch, hại gan, thận, gây rối loạn đông máu. Do đó, người bệnh cần rất thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị, cần có sự chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa.

4.2 Đông Y:

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng Tý (Tam tý, Ngũ tý, Chu tý). Tý đồng âm với Bí, có nghĩa là bế tắc lại không thông. Tý được dùng để mô tả biểu hiện của bệnh thấp khớp như đau, tê, mỏi, nặng, nhức, buốt, sưng,… ở da thịt, khớp xương; Tý cũng dùng để diễn tả nguyên nhân bệnh sinh là do sự bế tắc không thông của khí huyết, kinh lạc.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh: nguyên nhân Ngoại cảm và nguyên nhân Nội thương

Ngoại cảm: do 3 thứ ra khí là Phong, Hàn, Thấp lẫn lộn xâm nhập vào cơ thể, gây chứng Tý, gây rối loạn sự vận hành của khí huyết, làm bế tắc, khi huyết lưu thông không điều hòa mà sinh ra bệnh.

Khi vệ khí yếu, sức đề kháng của con người giảm sút, các tà khí này xâm phạm vào hệ thống thần kinh lạc, cân và xương gây ra sự bế tắc ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây đau, sưng, tê buồn, mỏi ở một vùng cơ thể hay ở các khớp xương. Phong thì đi nhanh; Hàn thì vào sâu; Thấp thì ướt đẫm và ứ đọng. Nếu yếu tố gây bệnh đóng vai trò chủ yếu là Phong thì triệu chứng đau tại các khớp mang tính di chuyển rõ, nếu là Hàn thì tại các khớp bị đau khi được chườm ấm sẽ dễ chịu, còn nếu là Thấp thì người bệnh có cảm giác tay chân nặng nề, các khớp đau mang tính co giật, rêu lưỡi trắng và nhờn.

Nội thương: khi cơ thể có Vệ khí suy yếu, Huyết hư, Can thận hư suy hoặc do tuổi giả…lại gặp 3 thứ tà khí Phong – Hàn – Thấp xâm nhập gây nên bệnh.

Nguyên tắc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo y học cổ truyền đề cao vào nguồn gốc bệnh sinh, bị bệnh do căn nguyên nào thì có phép trị riêng cho căn nguyên đó nhằm trị tận gốc bệnh. Đồng thời kết hợp với bồi bổ khí huyết, ngũ tạng, nâng cao vệ khí, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại được các tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát. Chính vì lẽ này mà y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị các bệnh viêm khớp mãn tính, trong đó có viêm đa khớp dạng thấp. Thuốc sử dụng trong y học cổ truyền đều là các vị thuốc tự nhiên, lành tính, có thể dùng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc của Y Dược Tinh Hoa.

Dựa trên nguyên lý điều trị của y học cổ truyền, Y Dược Tinh Hoa đã cho ra đời bài thuốc Tinh Hoa Dưỡng Cốt dạng viên nang uống và Tinh Hoa Thuốc Xoa Bóp dùng xoa bóp bên ngoài. Tinh Hoa Dưỡng Cốt  là bài thuốc được bào chế từ bài “ Độc hoạt ký sinh thang” có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm. Bài thuốc là tập hợp các vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên với tác dụng bổ Can Thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo đông y Can chủ cân, Thận chủ cốt tủy. Hơn nữa Tinh Hoa Dưỡng Cốt còn kết hợp Cao ban long cùng với Canxi và Vitamin D3 là những thành phần rất quan trọng cho sự điều hòa cân đối của xương và tăng dịch nhờn cho khớp , đó cũng là phương pháp chữa trị tận gốc của bệnh.

 Bài thuốc có công dụng khu phong, trừ thấp, bổ can thận, tạo chất nhờn cho khớp. Điều trị các bệnh phong, thấp tý, đau lưng, đau sườn, khớp nhức mỏi, tê buồn chân tay…Với bệnh viêm đa khớp dạng thấp bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt tà, giải độc giảm đau, tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề, thông kinh lạc, kiện tỳ, ích khí…

Kết hợp cùng với thuốc uống Tinh Hoa Dưỡng Cốt là thuốc dùng xoa bên ngoài Tinh Hoa Thuốc Xoa Bóp  với thành phần các vị thuốc có tác dụng tán hàn tiêu viêm trừ thấp, tiêu ứ, thông kinh lạc, thư cân hoạt cốt trị sưng đau các khớp, cân cơ, dây chằng, chấn thương, nhức mỏi tê buồn chân tay, đau do lạnh, co cơ...

Người bệnh uống  Tinh Hoa Dưỡng Cốt và xoa Tinh Hoa Thuốc Xoa Bóp bên ngoài trong thời gian từ 3 tháng trở lên sẽ giảm dần các triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp như: sưng, nóng, đỏ, đau…Ngoài ra, các khớp xương được nuôi dưỡng, bồi bổ từ bên trong trở nên linh hoạt hơn, tăng độ bền và dẻo dai từ đó giúp người bệnh vận động dễ dàng, phòng chống các đợt tái phát cấp và ngăn chặn biến chứng của bệnh.

Ưu điểm của bài thuốc Tinh Hoa Dưỡng Cốt trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp

- Thuốc điều trị tận gốc bệnh, phục hồi những tổn thương tại các khớp từ sâu bên trong, không những giúp tiêu viêm, sưng, giảm đau tại các khớp mà còn giúp sản sinh sụn khớp, dịch khớp, phục hồi xương khớp

- Hiệu quả toàn diện: Thuốc vừa có tác dụng trị bệnh, vừa tăng cường vệ khí, sức đề kháng của cơ thể nên mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa các đợt viêm cấp tái phát và ngăn ngừa, hạn chế biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả

- An toàn, không tác dụng phụ, không làm suy kiệt cơ thể, không ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như gan, thận, dạ dày.

-Nguồn dược liệu đảm bảo, được lựa chọn kỹ lưỡng, bào chế với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo giữ trọn dược chất, dưỡng chất quan trọng trong từng vị thảo dược.

Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.
Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha