Các triệu chứng của bệnh động kinh rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào vùng não bộ bị ảnh hưởng. Bệnh động kinh chia thành 2 thể chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể
Động kinh cục bộ: cơn động kinh chỉ xảy ra ở một hoặc một số vùng nhất định bên trong não bộ. Bao gồm:
– Động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizures): Người bệnh có thể co giật ở một vùng nào đó trong cơ thể, xuất hiện nhiều ảo giác về hình ảnh, âm thanh, mùi vị. Trong cơn động kinh cục bộ đơn giản thường kéo dài trong khoảng 90 giây và người bệnh không bị mất ý thức. Động kinh cục bộ đơng giản có thể tiến triển thành động kinh cục bộ phức tạp.
– Động kinh cục bộ phức hợp (Complex Partial Seizures): động kinh cục bộ phức tạp thường xảy ra ở một khu vực lớn hơn so với động kinh cục bộ đơn giản. Khoảng 80% cơn động kinh cục bộ phức tạp xuất phát từ thùy thái dương – vùng não nằm gần tai. Động kinh dạng này sẽ khiến người bệnh mất ý thức và thực hiện các hành vi không kiểm soát như nói những câu vô nghĩa, thực hiện các hành động không rõ lý do, nhìn chằm chăm vào một vật gì đó với ánh mắt vô hồn, cảm xúc thay đổi thất thường… Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường không kéo dài quá 2 phút.
Động kinh toàn thể: xảy ra khi tất cả các vùng não bị ảnh hưởng. Động kinh toàn thể thường biểu hiện với 5 thể bệnh chính đó là:
– Động kinh co cứng – co giật (tonic – clonic seizures): người bệnh sẽ trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là co cứng: các cơ đột nhiên co lại, người bệnh bị ngã xuống, mất ý thức hoàn toàn và cứng đờ trong khoảng 10 – 30 giây, sau đó đến giai đoạn giật liên tục. Người bệnh thường tỉnh lại sau khoảng 2-3 phút nhưng sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, không tỉnh táo và đau đầu.
– Động kinh co cứng hoặc co giật đơn thuần (Tonic seizures, Clonic seizures): Người bệnh chỉ xuất xuất hiện co cứng hoặc co giật toàn thân, tuy nhiên chỉ co giật đơn thuần là hiếm khi xảy ra.
– Động kinh vắng ý thức (absence seizures): Người bệnh đột nhiên mất ý thức với biểu hiện dừng đột ngột việc đang làm chẳng hạn đang đi, đang nói… đột nhiên dừng lại trong khoảng 3 – 30 giây nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày (50 – 100 lần)
– Động kinh rung giật cơ (Myoclonic seizures): Là một loạt các cơn co giật ngắn của các nhóm cơ cụ thể, chẳng hạn cơ ở mặt hoặc thân mình. Người bệnh thường có biểu hiện như gặp phải một cú “sốc điện”.
– Mất trương lực (Akinetic seizures ): Người bệnh đột ngột bị mất trương lực của một nhóm cơ khiến họ bất ngờ bị ngã xuống đất hay đầu tự dưng gập xuống.
Hầu hết các trường hợp, bệnh động kinh thường khởi phát bất ngờ và không rõ nguyên nhân (chiếm 55-75%) được gọi là động kinh vô căn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng động kinh vô căn là kết quả của những bất thường về các kênh ion, chất dẫn truyền thần kinh… và các yếu tố môi trường sống. Những trường hợp bệnh nhân còn lại xác định được nguyên nhân chủ yếu là do:
– Sốt cao co giật nhiều lần
– Tổn thương não do: chấn thương sọ não, viêm màng não, tai biến mạch máu não, sinh ngạt…
– U não, bất thường mạch máu não…
Trước khi tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán, người bệnh sẽ được phân loại và khai thác tiền sử bệnh thông qua việc trả lời các câu hỏi từ một bác sỹ có kinh nghiệm. Sau khi được thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ cần phải thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT scan), điện não đồ video (video EEG)…
Bệnh động kinh có thể gây chấn thương và tai nạn khi người bệnh xuất hiện cơn động kinh đột ngột. Bện cạnh đó nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác.
Bệnh động kinh với trẻ em: Bệnh động kinh ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập của trẻ. Trẻ bị động kinh không điều trị có nguy cơ cao bị suy giảm trí tuệ. Ngoài ra, bệnh động kinh còn gây rối loạn cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ của trẻ…
Bệnh động kinh với người trưởng thành: Nhiều người trưởng thành mắc bệnh động kinh có dấu hiệu trầm cảm, họ thường có ý định tự tử, đặc biệt là trong vòng 6 tháng sau khi chẩn đoán mắc bệnh. Những người mắc bệnh động kinh cũng thường gặp các vấn đề sức khỏe khác như đau nhức xương khớp, mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm…
Bệnh động kinh cũng ảnh hưởng lớn đến tình dục và sức khỏe sinh sản: Một số bệnh nhân động kinh bị rối loạn tình dục nghiêm trọng, bao gồm rối loạn chức năng cương dương. Nguyên nhân thường là do tâm lý, thuốc chống động kinh hoặc những thay đổi về nội tiết tố. Thuốc chống động kinh làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Phụ nữ bị động kinh nếu muốn mang thai thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước để có kế hoạch thay đổi thuốc cho phù hợp.
Bệnh động kinh nếu được kiểm soát tốt thì không ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, những người có cơn co giật không được kiểm soát thì tuổi thọ thấp hơn khá nhiều so với dân số chung.
Các thuốc được sử dụng chủ yếu để kiểm soát các cơn co giật, động kinh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các loại thuốc thế hệ mới thường dung nạp tốt hơn, ít gây buồn ngủ và kiểm soát cơn động kinh tốt hơn so với thuốc cũ. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh nói chung đều gây ra một số tác dụng phụ nhất định với người bệnh, chẳng hạn như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ…
Tất cả thuốc chống động kinh đều làm tăng ý định và hành vi tự tử. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 1 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị thuốc chống động kinh là khoảng thời gian người bệnh có nguy cơ tự tử cao nhất, tình trạng này có thể tiếp diễn trong ít nhất 24 tuần.
Tuy thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng việc sử dụng vẫn là cần thiết bởi nếu cơn động kinh không được kiểm soát thì các ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Phẫu thuật là can thiệp y khoa chuyên sâu để loại bỏ các mô não bị tổn thương có thể giúp kiểm soát bệnh động kinh. Tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp, tỷ lệ rủi ro cao, do vậy hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt
Qua nhiều nghiên cứu một số loại thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh nhờ cân bằng hoạt động của các kênh ion và chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ điển hình là Câu đằng, Thiên ma… Các thảo dược này không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát các cơn co giật, động kinh mà còn cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần của người bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau cơn co giật.
Y Dược Tinh Hoa kết hợp các vị thuốc đông y bào chế dạng viên nang và thuốc sắc cô đặc rất tiện dùng, dễ uống, dễ bảo quản trong việc điều trị hiệu quả bệnh động kinh
Mặc dù cho tới nay, phương pháp kiểm soát động kinh tốt nhất là dùng thuốc theo đùng phác đồ điều trị nhưng việc thay đổi lối sống cũng quan trọng không kém để hạn chế cơn động kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Người bệnh động kinh nên giảm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tăng cường thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo, tránh các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản, tránh tiếp xúc với ánh sáng nhấp nháy.
Tập thiền, yoga, tập thể dục thường xuyên… có thể giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn, đặc biệt tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm loãng xương – một tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kháng động kinh.
Động kinh là một bệnh lý phức tạp tuy nhiên nếu sử dụng thuốc kiên trì, kết hợp với lối sống khoa học và các giải pháp hỗ trợ người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt các cơn động kinh và có cuộc sống bình thường.
© Bản quyền thuộc về Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt. ® Ghi rõ nguồn YDUOCTINHHOA.com khi phát hành lại thông tin từ website này
Chú ý: Các thông tin trên website có tính chất tham khảo. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người, không tự ý áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc.