Thứ hai, Ngày 2 / 12 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Lão mật mông hoa

 

  Mật mông hoa
 
Mật mông hoa chữa thong manh, đau mắt đỏ
Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mật mông
Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim
Họ Mã Tiền Loganiaceae
Bộ phận dùng: Hoa. Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt.
Có một số địa phương dùng hoa cây Bùng bục thay Mật mông hoa là không đúng.
Thành phần hoá học: có một glucosid
Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh  Can.
Tác dụng: nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng.
Chủ trị: chữa thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, có tia đỏ trong mắt, trẻ em lên đậu.
- Can nhiệt biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng, sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt: Dùng Mật mông hoa với Cúc hoa, Thạch quyết minh và Bạch tật lệ.
- Can âm hư kèm dương bốc lên trên biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, khô mắt và mờ giác mạc: Dùng Mật mông hoa với câu kỷ tử và Sa uyển tử.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Mật mông hoa nhặt sạch tạp chất, tẩm rượu 1 đêm vớt ra để khô, lại tẩm mật đồ trong 3 giờ, phơi khô, làm như thế 3 lần (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng sống: bỏ tạp chất dùng Nguyên hoa. Dùng chín: tẩm mật sao qua.
Bảo quản: thứ sao mật nên để vào thùng đậy kín, chỉ chế đủ dùng trong thời gian 5 - 7 ngày. Để chống mốc và bảo đảm phân chất, tốt nhất là dùng đến đâu chế đến đấy.
Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp Mắt đau do ngaoị cảm phong nhiệt.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác