Thứ sáu, Ngày 8 / 11 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Đu đủ tía

Thầu dầu
 
Thầu dầu vị thuốc chữa sót nhau, đẻ khóCòn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma
Tên khoa học: Ricinus communis
Thuộc họ Thầu dầu
Mô tả: cây thầu dầu là một cây sống lâu năm, thân yếu nhưng có thể cao tới 10-12m, khi trồng tranh thủ giữa các vụ lúa, người ta chỉ để cho nó cao tới 1-2m. Lá mọc so le có cuống dài, 2 lá kèm 2 bên họp thành một túi màng, sớm rụng, phiến lá hình chân vịt, gồm 5-9 có khi tới 11 thuỳ, cắt sâu mép có răng cưa không đều. Hoa mọc thành chùm xim nhiều hoa, xim dưới gồm toàn hoa đực xim trên toàn hoa cái. Quả 3 mảnh vỏ dài 2-3cm, rộng 2cm, trên mặt có nhiều gai mêm, đầu tròn và có 3 vết lõm chia 3 ngăn, trên lưng mỗi ngăn lại có 1 rãnh nông nữa. Hạt hình trứng, hơi dẹt, dài 8mm, rộng 6mm, ở đầu có mồng. Mặt nhẵn bóng màu nâu xám, có vân đỏnâu hay đen.
Phân bố: Mọc hoang và được trồng nhiều nơi vùng nhiệt đới. Mùa thu hoạch hạt vào tháng 4-5, nhưng chủ yếu với mục đích ép dầu dùng trong công nghiệp, làm thuốc chỉ dùng rất ít hạt và dầu. Lá hái quanh năm. Thường chỉ dùng lá tươi.
Công dụng: dầu thầu dầu dùng làm thuốc tẩy với liều 10-15g, 30-50g. Sau khi uống 2 giờ hãy uống nước. Còn dùng làm mềm dẻo chất côlôđiông.
Lá thầu dầu và hạt thầu dâu tía là một vị thuốc trong nhân dân để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, vì cảm mà méo miệng, xếch mắt.
Chữa sót nhau: giã nhỏ 15 hạt thầu dầu, đắp vào gan bàn chân, sau khi nhau ra rồi cần rửa chân tay.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác