Thứ sáu, Ngày 8 / 11 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Đăng tâm thảo

Đăng tâm
 
Đăng tâm thảo - vị thuốc chữa tâm phiền mất ngủCó tên là đăng tâm thảo.
Tên khoa học Juncus ehusus L. var. decipiens Buch.
Thuộc họ Bấc Juncaceae.
Đăng tâm thảo (Medulla funci caulis) là ruột phơi khô của thân cây Đăng tâm.
A. Mô tả cây
 Cây bấc là một loại cỏ sống lâu nưm, thân tròn cứng, mọc thành cụm dày cao độ 35-100cm, đường kính của thân chừng 1-2mm, mặt ngoài thân có màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột cây bấc cấu tạo bởi những tế bào hình ngôi sao để hở nhiều lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rất nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân, Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng. Bao hoa khô xác.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt ở nước ta (Nam Định, Hà Nam...).
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tâm thảo hay đăng tâm hoặc Đăng tâm để làm Đăng tâm dầu ta hay để làm thuốc.
C. Thành phần hoá học
Hoạt chất chữa rõ
D. Công dụng và liều dùng
Tính chất theo tài liệu cổ. Vị ngọt, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và tiểu trương. Dùng chữa tiểu tiện khó khăn, tâm phiền mất ngủ, dùng ngoài đồ mụn nhọt. Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, mất ngủ, chữa ho, viêm cổ họng.
Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Tán đăng tâm rất khó. Trước khi tán cần hồ đăng tâ bằng nước cơm, sau đó phơi khô mà tán. Tán xong ngâm nước, vớt lấy đăng tâm nổi ở trên mà dùng.
Đơn thuốc có đăng tâm
Đăng tâm thảo 2g, sắc với nước, uống thay nước chè trong ngày làm thuốc lợi tiểu, chữa phù vf mất ngủ.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác