Chủ nhật, Ngày 20 / 04 / 2025 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

NAN 14.

 

NAN 14.
 
   Điều 14 Nan nói: “Mạch có “tổn”, có “chí”, thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Mạch của “chí” gồm có: 1 hô có 2 chí gọi là bình, (1 hô) 3 chí gọi là ly kinh, (1 hô) 4 chí gọi là đoạt tinh, (1 hô) 5 chí gọi là chết, (1 hô) 6 chí gọi là mệnh tuyệt, đây là những mạch tử.
Thế nào là mạch “tổn”?
Một hô mạch 1 chí gọi là ly kinh; (2 hô) 1 chí gọi là đoạt tinh; (3 hô) 1 chí gọi là tử; (4 hô) 1 chí gọi là mệnh tuyệt. Đây gọi là mạch tổn.
Mạch chí đi từ dưới lên trên, mạch tổn đi từ trên rồi xuống dưới. Mạch tổn gây thành bệnh như thế nào ?
Thực vậy: “Một tổn, tổn ở bì mao, da nhăn, lông rụng. Hai tổn, tổn ở huyết mạch, huyết mạch bị hư thiểu không còn làm vinh (tươi) cho ngũ tạng, lục phủ. Ba tổn, tổn ở cơ nhục, cơ nhục bị tiêu hao, gầy còm, việc ăn uống không còn giúp cho phần cơ nhục và bì phu nữa. Bốn tổn, tổn ở cân, cân bị lơi lỏng không còn đủ sức để co duỗi và giữ vững thân thể được nữa. Năm tổn, tổn ở cốt, cốt bị nuy (liệt) không thể ngồi lên khỏi giường được nữa. Khác với những (tổn bệnh) là bệnh của mạch “chí”.
Nếu bệnh từ trên xuống, đó là bệnh “cốt nuy”, không ngồi lên khỏi giường nổi, chết. Nếu bệnh từ dưới lên, đó là bệnh da nhăn và lông rụng, chết.
Phép trị bệnh của mạch “tổn” như thế nào ?
Thực vậy: “Nếu bị tổn ở Phế thì nên “ích” cho Phế khí, bị tổn ở Tâm thì nên điều khí vinh vệ, bị tổn ở Tỳ thì nên điều hòa sự ăn uống, thích ứng với cuộc sống ấm lạnh, bị tổn ở Can thì làm lơi hơn phần trung khí, bị tổn ở Thận thì nên “ích” cho tinh khí. Đây là những phép trị về bệnh “tổn”.
Mạch có loại 1 hô 2 chí, 1 hấp 2 chí; có loại 1 hô 3 chí, 1 hấp 3 chí; có loại 1 hô 4 chí, 1 hấp 4 chí; có loại 1 hô 5 chí, 1 hấp 5 chí; có loại 1 hô 6 chí, 1 hấp 6 chí; có loại 1 hô 1 chí, 1 hấp 1 chí; có loại 2 hô 1 chí, 2 hấp 1 chí; có loại hô và hấp 2 chí. Mạch thì cứ đến như thế, nhưng làm thế nào phân biệt để biết được bệnh của nó ?
Thực vậy: “Mạch đến “1 hô 2 chí, 1 hấp 2 chí, không đại không tiểu”, gọi là bình; “1 hô 3 chí, 1 hấp 3 chí” được xem là đúng lúc bị bệnh; khi nào trước đại sau tiểu tức bị bệnh đầu thống mắt hoa; khi nào trước tiểu sau đại tức bị bệnh ngực đầy khí ngắn; khi nào 1 hô 4 chí, 1 hấp 4 chí đó là bệnh muốn trở nặng thêm; lúc mạch hồng đại là bệnh bứt rứt, đầy; lúc mạch trầm tế là bị chứng trong bụng bị thống; khi nào mạch hoạt thì khí bị thương bởi nhiệt; khi mạch sắc tức là trúng bởi vụ và lộ; khi nào 1 hô 5 chí, 1 hấp 5 chí, người bệnh đang khốn nguy; mạch trầm tế thì ban đêm nặng thêm, mạch phù đại thì ban ngày nặng thêm, khi nào không đại không tiểu thì tuy đang nguy khốn cũng có thể trị được, còn nếu như có đại có tiểu thì sẽ khó trị. Khi nào 1 hô 6 chí, 1 hấp 6 chí, đó là tử mạch, khi mạch trầm tế thì chết vào ban đêm, mạch phù đại thì chết vào ban ngày. Khi nào 1 hô 1 chí, 1 hấp 1 chí thì gọi tên là “tổn”. Dù cho người bệnh còn có thể đi đứng được, nhưng nên để cho họ nằm trên giường là hơn. Tại sao vậy ? Bởi vì người bệnh huyết khí đều bất túc; nhất hô 2 chí, hô hấp 2 chí (1 hấp 2 chí), gọi là vô hồn, mạch vô hồn sẽ chết, con người dù đi được mà vẫn được gọi là “xác chết biết đi”.
Khi mà thượng bộ còn mạch, hạ bộ không còn mạch, người bệnh đáng phải thổ mà không thổ được, phải chết. Khi mà thượng bộ không còn mạch, hạ bộ còn mạch, tuy bị vào tình trạng nguy khốn, nhưng sẽ không bị hại gì. Tại sao thế ? Vì ví như con người còn bộ Xích, thân cây còn có rễ, cành lá tuy khô héo nhưng gốc và rễ sẽ tự sinh ra (cành lá). Mạch có gốc rễ, con người có nguyên khí, nhờ đó mà biết rằng người bệnh này không chết.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác