Thứ bảy, Ngày 27 / 07 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Dây hái

Đài hái

Đài hái chữa bệnh loét mũiCòn gọi là du qua, dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing, kigarasu-uri.
Tên khoa học Godgsonia macrocarpa
Thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Mô tả: đài hái là một loại dây leo, mọc khỏe, thân nhẵn, có thể dài hơn 30m, lá hình tim, phiến lá chia 3 hay 5 thùy, và rộng chừng 15-25cm, mặt trên màu nhạt hơn, dai cứng nhẵn, thùy thuôn dài đầu nhọn. Khi còn non lá có thể dài không chia thùy hay chỉ có 2 thùy. Tua cuốn to khỏe và quăn xoắn. Hoa đực mọc thành chùm với dạng ngù. Hoa cái đơn độc, ở kẽ lá, quả hình cầu, to bằng đầu người, đường kính có thể đạt tới 20cm, trên có chừng 10-12 khía trông không rõ, cùi trắng. Hạt từ 6-12, rất to, dài tới 8cm, rộng tới 5cm, hình trứng dẹt, có lá mầm rất phát triển, một mặt phẳng một mặt khum.
Phân bố: cây đài hái là một cây rất đẹp, hiện nay mọc hoang leo lên trên các to khác trong rừng, phía trên chia thành nhiều cành mọc sen kẽ nhau và phủ trên cây tự những lá màu xanh thẫm, trông rất đặc biệt.
Mùa thu hái quả vào các tháng 11-12 đến tháng 1-2 năm sau.
Công dụng và liều dùng: Lá đài hái dùng sắc hay đốt lấy khói xông chữa bệnh loét mũi. Thân đài hái ép lấy nước cũng dùng nhỏ mũi để chữa bệnh loét mũi.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác