Thứ sáu, Ngày 18 / 04 / 2025 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Chính hoài

Hoài Sơn
 
Còn gọi là Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài
1. Tên dược: Rhizoma Dioscoreae.
2. Tên thực vật: Dioscorea opposita Thunb.
3. Tên thường gọi: Chinese Yam, Dioscorea (Hoài sơn).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào khi có tuyết. Loại bỏ vỏ thô, rửa sạch và phơi nắng hoặc trong bóng râm, ngâm nước và thái thành lát mỏng.
5. Tính vị: ngọt, tính ôn.
6. Qui kinh: tỳ, phế và thận.
7. Công năng: bổ tỳ vị, phế và thận.,
8. Chỉ định và phối hợp:
- Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi: Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
- Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
- Do thận kém biểu hiện như khí hư và đau lưng dưới: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
- Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.
- Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
- Mộng tinh do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
- Hay đi tiểu do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
- Ho mạn tính do phế suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.
9. Liều dùng: 10-30g; 6-10 (dạng bột).

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác