Thứ bảy, Ngày 5 / 10 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Ana drao bhao

 

MUỒNG TRẦU 
Tên khác: Bhang, ana drao bhao ( Buôn mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch ( Campuchia) khi lek ban ( Lào) – Cassia alata L
Mô tả cây
Muồng trầu là một cây nhỡ, cao chừng 1,50m hay hơn, đường kính ( cómuồng trâu,muong trau,muongtrau, thể tới 10-12cm). Lá có kích thước lớn, gồm một cuống 3 cạnh, hơi có dìa, dài 30-40cm, có 8 đến 14 đôi lá chét mọc đối; đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét sau một quãng hơi xa so với các quãng cách giữa các đôi lá chét sau, đôi lá chét tận cùng dài từ 12-14cm. Hoa tự mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt. Quả giap, dẹt, dài 8-16cm, rộng, 15-17mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như no có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc ( Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh). Còn mọc ở Lào và Campuchia.
Thành phần hóa học
Trong lá quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit lên tới 2,20% ( Theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3-4% ( Theo Đinh Đức Tiến 1963)
Công dụng và liều dùng
Nhân dân thường dùng lá muỗng trầu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hàn vòng ( herpes circine) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic hay thuốc mỡ crisarobin (chry-sảobin) chữa không khỏi thì dùng lá muỗng trầu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật.
 

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác