Thứ bảy, Ngày 5 / 10 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Antoung sar

Bách bệnh

 

 

Còn gọi là  bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antogung sar (Cămpuchia).
Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour).
Thuộc họ thanh thất Simaroubaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ có cành. Lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 26 đôi lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Hoa và bao hoa phủ đầy lông. Quả hạch màu đỏ, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.
C. Thành phần hoá học
Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin. Ta có thể chiết quasin như sau: Sắc vỏ bằng nước nhiều lần, cô cho hơi đặc. Dùng tanin để kết tủa quasin sau đó gạn lấy cặn, rửa cặn và loại tanin bằng chì cacbonat, quasin được giải phóng. Cô đặc trên nồi cách thuỷ. Dùng cồn 800 để chiết (cồn đun sôi), cất thu hồi cồn, ta được quasin thô. Muốn tinh chế, rửa quasin thhoo bằng hỗn hợp cồn và ête. Người ta cho quasin và neoquasin có công thức chung C22H30O6. Quasin có hai nhóm metoxyl và một OH tự do. Dùng axit clohydric đun sôi để khử metyl ta sẽ được một hợp chất truhydroxyl gọi là quasinol. Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt.
Từ vỏ cây Bách bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry ò Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).
Eurycomalacton có tinh thể lăng tru  không mầu, độ chảy 268-2700, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanlo, etanol. Vị rất đắng, tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng. Công thức thô C19H24O6 và công thức khai triển đã được xác định như sau:
D. Công dụng và liều dùng
Như tên của cây, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách là trăm).
Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Quả dùng để chữa lỵ, tại Cămpuchia người ta dùng rễ chữa ngộ độc và say rượu, trị giun.
Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 đến 6g.
Là còn được dùng tắm ghẻ, lở ngứa.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác