1. Các biểu hiện triệu chứng:
- Bệnh nhân có thể đến khám vì ăn uống quá nhiều hoặc do phải dùng các biện pháp để kiểm soát cân nặng quá nhiều hoặc do phải dùng các biện pháp để kiểm soát cân nặng quá mức như: tự gây nôn, sử dụng quá mức thuốc giảm cân hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng.
- Gia đình bệnh nhân yêu cầu được giúp đỡ vì sự sụt cân của bệnh nhân, bệnh nhân từ chối ăn, nôn hoặc mất kinh.
2. Các đặc trưng để chẩn đoán:
+ Các triệu chứng thường gặp:
- Nỗi lo sợ không hợp lý bị béo hoặc lên cân.
- Nỗ lực quá mức để khống chế cân nặng (chế độ ăn kiêng quá khắt khe, nôn, sử dụng thuốc tây, tập luyện quá mức).
- Phủ nhận rằng cân nặng hoặc thói quen ăn uống là một vấn đề.
+ Các bệnh nhân chán ăn tâm thần điển hình biểu hiện:
- Chế độ ăn kiêng quá chặt chẽ mặc dù nhẹ cân.
- Có hình ảnh sai lệch về cơ thể (có một niêm tin sai lệch là mình bị quá cân).
- Mất kinh.
+ Những bệnh nhân chán ăn tâm thần điển hình biểu hiện:
- Ăn uống quá nhiều (ăn một lượng quá lớn thức ăn trong vòng vài giờ).
- Cố gắng loại trừ thức ăn (cố gắng đẩy thức ăn ra khỏi cơ thể bằng cách tự gây nôn, dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu).
- Một bệnh nhân có thể biểu hiện cả chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ trong những thời điểm khác nhau.
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Trầm cảm có thể xuất hiện đồng thời với chứng ăn vô độ và chán ăn tâm thần. Xem Trầm cảm.
- Cả chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ có thể gây ra các rối loạn cơ thể (mất kinh, hạ kali, co giật, loạn nhịp tim). Những rối loạn này đòi hỏi có sự giám sát hoặc điều trị.
4. Chỉ dẫn quản lý:
Thông tin cơ bản cho bênh nhân và gia đình:
- Sử dụng thuốc tây và chế độ ăn kiêng quá khắt khe có thể gây ra những tổn thương trầm trọng cho cơ thể. Chứng chán ăn tâm thần có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Chấp nhận những thói quen ăn uống bình thường sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác vững vàng hơn về khả năng kiểm soát thói quen ăn uống và trọng lượng của mình.
5. Những hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân và gia đình:
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tìm hiểu sự mâu thuẫn trong tư tưởng của bệnh nhân về việc thay đổi thói quen ăn uống và sự lên cân.
- Tổng kết những mối quan tâm về công việc và về các vấn đề sức khỏe hiện tại và tương lai (ví dụ: sinh con) nảy sinh từ các vấn đề ăn uống.
- Đặt kế hoạch cho các bữa ăn trong ngày dựa trên lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Tập trung xây dựng một hình thức ăn uống bình thường và giúp đỡ bệnh nhân xây dựng những ý nghĩ thực tiễn hơn về thực phẩm.
- Thử thách những định kiến của bệnh nhân về cân nặng, hình dáng và cách ăn uống (ví dụ: cho cacbon hydrate là chất gây béo).
- Trong trường hợp bệnh nhân bị chứng ăn vô độ, xác định các tình huống trong đó có sự ăn uống quá nhiều và đặt kế hoạch rõ ràng để đối phó hiệu quả hơn với những sự kiện gây xuất hiện bệnh này.
- Có thể cần nhập viện nếu có các biến chứng của chế độ ăn kiêng hoặc do nôn.
6. Thuốc men:
Thuốc chống trầm cảm đôi khi có hiệu quả trong việc kiểm soát sự ăn uống vô độ.
7. Khám chuyên khoa:
- Cần cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu các triệu chứng cơ thể nguy hiểm kéo dài sau khi đã thực hiện các biện pháp trên.
- Xung đột gia đình có thể là nguyên nhân của các rối loạn ăn uống hoặc có thể lại là hậu quả của chúng. Cần cân nhắc việc tư vấn cho gia đình, nếu có thể.