Thứ hai, Ngày 2 / 12 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Bệnh sốt vàng

BỆNH SỐT VÀNG ( Yellow Fever )
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Bệnh sốt vàng do virut sốt vàng (Yellow Fever Virus) gây ra, gặp chủ yếu ở châư Phi và Nam Mỹ.
- Virut sốt vàng thuộc nhóm virut Arbo, họ Flaviviridae, giống Flavivirus .
- Vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Muỗi Aedes aegypti chủ yếu gây bệnh sốt vàng ở các vùng nhiệt đới và thành thị châu Phi, muỗi Haemagogus gây bệnh sốt vàng ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ.
- Mặc dù đã có vacxin hiệu lực cao và an toàn nhưng hàng năm vẫn còn hàng trăm ca sốt vàng ở Nam Mỹ và hàng ngàn ca sốt vàng ở châu Phi.
- Tỉ lệ mắc bệnh trên số người nhiễm là 1/2-1/20; tỉ lệ tử vong trên số mắc bệnh là 20%.
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới. Ở các vùng nhiệt đới bệnh gặp chủ yếu ở người lớn.
2. LÂM SÀNG:
2.1. Nung bệnh:
3 - 6 ngày.
2.2. Khởi phát:
Thường khởi phát đột ngột với biểu hiện nhiễm độc, tương ứng với giai đoạn nhiễm virut huyết. Bệnh thường bắt đầu bằng cơn rét run dữ dội, sốt cao 39-400C trong 3-4 ngày, mạch nhanh, nhức đầu nhiều, đau vùng thượng vị, đau mỏi cơ lưng và hai chi dưới. Có thể bệnh nhân bị kích thích mạnh, lo lắng, vật vã, sợ ánh sáng, đoi khi mê sảng. Mặt đỏ ửng, kết mạc xung huyết mạnh...
2.3. Toàn phát:
- Thường từ ngày thứ 4-5 của bệnh, nhiệt độ giảm trong thời gian ngắn (12-24 giờ), sau lại sốt cao trở lại tiếp khoảng 4-5 ngày nữa.
- Nổi bật là tình trạng sốt cao, xuất huyết kèm theo dấu hiệu hoại tử gan. Bệnh nhân xuất hiện vàng da, xuất huyết nặng (chảy máu cam, lợi, nôn ra dịch màu đen, ỉa phân đen...), thiểu và vô niệu. Thường có biểu hiện hoang tưởng (thường do viêm não nhiễm độc)
- Xét nghiệm : Bạch cầu giảm, có thể tăng vào giai đoạn cuối.
Men SGOT, SGPT tăng. Bilirubin tăng cao. Nước tiểu có Bilirubin và Urobilinogen...
Protein niệu (+). Trường hợp nặng có suy thận (Ure, Creatinin máu tăng ).
3. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG:
3.1. Điều trị:

Không có thuốc điều trị đặc hiệu.Các biện pháp điều trị triệu chứng như điều trị bệnh Dengue xuất huyết.
3.2. Dự phòng: chủ yếu là phòng muỗi đốt và diệt muỗi A. aegypti.
Dùng vacxin dự phòng cho những người vào vùng có bệnh lưu hành. Sau khi tiêm vacxin kháng thể xuất hiện sau 10 ngày và tồn tại 10 năm; nếu tiêm nhắc lại: có tác dụng 10 năm nữa. Dù chưa có tài liệu nào nói về tác hại của vacxin đối với thai nhi nhưng cũng chỉ nên tiêm vacxin cho phụ nữ có thai khi đã chắc chắn họ bị phơi nhiễm với bệnh. Chỉ tiêm vacxin cho trẻ >12 tháng tuổi có nguy cơ phơi nhiễm cao.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác