Thứ bảy, Ngày 5 / 10 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Astemizol

Tên gốc: Astemizol Tên thương mại: HISMANALNhóm thuốc và cơ chế: Astemizol là thuốc thứ hai bổ sung cho thế hệ thuốc chống dị ứng mới có tên là các kháng histamin hay các chất chẹn thụ thể histamin (H-1). Thế hệ thuốc kháng histamin mới này còn được gọi là thuốc "không gây buồn ngủ". Trước khi có các thuốc như astemizol, các histamin thường gây buồn ngủ ở một mức độ nào đó. Giờ đây với các kháng histamin như astemizol thì buồn ngủ ít còn là một vấn đề. Các kháng histamin ức chế tác dụng của histamin. Histamin được giải phóng khi phản ứng dị ứng xảy ra trong cơ thể.Kê đơn: Có Dạng dùng: viên nén 10mg uống.Bảo quản. Bảo quản ở nơi khô ráo nhiệt độ 15-30oC.Chỉ định: Astemizol được chỉ định cho người bị các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi và mắt. Thuốc có ích ở những bệnh nhân bị mày đay mạn tính.Cách dùng: Astemizol là thuốc tác dụng kéo dài. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài nhiều tuần. Nên uống astemizol lúc đói (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ǎn). Astemizol có thể làm tǎng thèm ǎn, cần cân nhắc ở những bệnh nhân có rối loạn ǎn uống. Liều astemizol cần tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên uống astemizol cùng với erythromycin hoặc ketoconazol vì việc phối hợp làm tǎng nồng độ thuốc trong máu.Tương tác thuốc: Chỉ uống astemizol theo liều được kê đơn. Việc tǎng liều có thể rất nguy hiểm. Đã có báo cáo về rối loạn điều hòa tim khi nồng độ thuốc trong máu cao. Có thể xảy ra tương tác với erythromycin, ketoconazol và các azol khác. Tránh dùng astemizol khi đang dùng các thuốc này.Theo lý thuyết không nên uống thuốc này với quả bưởi chùm hoặc nước ép quả bưởi chùm vì loại quả này cạnh tranh với chuyển hóa astemizol. Việc sử dụng thuốc ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được nghiên cứu. Bệnh nhân đang bị bệnh tim hoặc bệnh gan có thể có nguy cơ cao.Tác dụng phụ: Khô miệng, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác bồn chồn, đau họng là những tác dụng phụ ít được báo cáo với astemizol. Cần hỏi ý kiến thầy thuốc nếu thấy khó chịu vùng ngực, chóng mặt hoặc đánh trống ngực. Nhịp tim không đều và ECG (EKG) có thể xảy ra khi nồng độ astemizol trong máu cao.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác