A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z
Tên gốc: Amantadin Tên thương mại: SYMMETRELNhóm thuốc và cơ chế: Amantadin là một thuốc tổng hợp kháng virus có thể ức chế sự sao chép của virus trong tế bào. Để ngǎn ngừa nhiễm virus, cần dùng thuốc trước khi tiếp xúc với virus. Rõ ràng đây không phải là cách thực tế đối với hầu hết các nhiễm virus. Ban đầu thuốc được dùng để phòng ngừa cúm A trong mùa cúm, và, nếu được dùng trong vòng 24-48h sau khi triệu chứng cúm khởi phát, để giảm mức độ nặng của bệnh cúm. Sau này người ta thấy amantadin cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson. Cơ chế tác dụng của amantadin trên bệnh Parkinson chưa được tìm hiểu đầy đủ. Tác dụng của thuốc có thể là do khả nǎng khuyếch đại thoạt động của dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh trong não bị giảm trong bệnh Parkinson. Amantadin ít hiệu quả hơn levodopa trong bệnh Parkinson nhưng có thể mang lại thêm lợi ích khi được dùng cùng với levodopa. Amantadin được Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép nǎm 1966.Kê đơn: CóDạng dùng: Amantadin được bán ở dạng viên nang gelatin mềm 100mg và sirô chứa 50mg/thìa cà phê.Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15-30oC.Chỉ định: Amantadin được dùng phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm virus cúm A, đặc biệt cho những người có nguy cơ cao như bệnh nhân suy giảm miễn dịch và người sống ở các nhà an dưỡng. Không nên dùng thuốc như một biện pháp thay thế cho chủng ngừa. Amantadin cũng được dùng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson.Cách dùng: Amantadin được uống một hoặc 2 lần/ngày cùng hoặc không cùng đồ ǎn. Nếu thấy kích ứng dạ dày, có thể dùng thuốc cùng đồ ǎn.Bệnh nhân bị giảm chức nǎng thận và người già cần giảm liều (hoặc dùng liều thưa hơn).Tương tác thuốc: Amantadin làm tǎng thêm tác dụng an thần của rượu và các thuốc an thần khác thuộc nhóm thuốc chống lo hãi như nhóm benzodiazepin (ví dụ VALIUM, ATIVAN, KLONOPIN, XANAX, AMBIEN), nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ ENLAVIL, TOFRANIL, NORFRAMIN), dicyclomin (BENTYL), một số kháng histamin (BENADRYL, VISTARIL, ATARAX, TAVIST), chất chủ vận opiat (ví dụ DILAUDID, VICODIN, PERCOCET, CODEIN) và một số thuốc chống cao huyết áp (như CATAPRESS, INDERAL). Những phối hợp này có thể gây chóng mặt, lẫn lộn, đờ đẫn, mệt lả hoặc choáng váng khi đứng.Vì amantadin khuyếch đại hoạt động của dopamin trong não, nên tránh dùng các thuốc ức chế tác dụng của dopamin ở bệnh nhân đang uống amantadin để điều trị bệnh Parkinson. Những thuốc này bao gồm haloperidol (HALDOL), metoclopramid (REGLAN), và các phenothiazin như thioridazin (MELLARIL) hoặc triflupromazin (STETLAZINE).Việc sử dụng các thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazid hoặc triamteren (DYAZIDE, MAXZIDE) cùng với amantadin có thể làm giảm khả nǎng đào thải amantadin của thận. Hậu quả là nồng độ amantadin cao trong máu và ngộ độc amantadin.Đối với phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đối chứng đáng tin cậy nào được tiến hành ở phụ nữ có thai để đánh giá độ an toàn của amantadin. Thầy thuốc có thể chọn dùng amantadin cho phụ nữ có thai khi lợi ích vượt quá những nguy cơ tiềm ẩn chưa được biết rõ đối với thai nhi. Đối với bà mẹ cho con bú: Amantadin được bài tiết ra sữa ở nồng độ thấp. Mặc dù chưa có thông tin về tác động trên trẻ bú mẹ, nhà sản xuất khuyến nghị nên dùng amantadin thận trọng ở bà mẹ đang cho con bú.Tác dụng phụ: Những tác dụng phụ hay gặp nhất có liên quan với amantadin bao gồm choáng váng, mất điều vận, mất ngủ, cǎng thẳng, buồn nôn và nôn. Những tác dụng phụ này xảy ra trong khoảng 1/20 người. Tác dụng có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày điều trị. Những tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm đau đầu, kích thích, ác mộng, trầm cảm, lẫn lộn, đờ đẫn, ảo giác, yếu, quên, nói líu nhíu, tiêu chảy, táo bón, chán ǎn và bạc màu ở mắt.
Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.
© Bản quyền thuộc về Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt. ® Ghi rõ nguồn YDUOCTINHHOA.com khi phát hành lại thông tin từ website này
Chú ý: Các thông tin trên website có tính chất tham khảo. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người, không tự ý áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc.