A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z
NGỨA ÂM HỘ
Đại cương:
Phụ nữ phía ngoài bộ phận sinh dục và âm đạo bị ngứa, đau ngứa không chịu nổi hoặc có đới hạ tiết ra nhiều, gọi là Âm Dưỡng.
Nếu nặng hơn sinh ra lở loét, gọi là Âm Sang.
thuộc phạm vi các chứng: Ngứa Âm Đạo, Ngoại Âm Viêm, Âm Đạo Viêm,Viêm Âm Hộ, Viêm Tuyến Bartholin, Mào Gà Âm Hộ, Herpes Âm Hô, Giang Mai Âm Hộ… của YHHĐ.
Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ cho rằng: “Chứng Âm dưỡng đa số do thấp nhiệt sinh trùng, thuộc Can kinh hoá ra”.
Trên lâm sàng thường do:
+ Do Can Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, bệnh năng lâu ngày không khỏi hoặc sinh xong sữa ra nhiều quá làm tổn hao tinh huyết khiến cho Can Thận âm hư. Can mạch đi ngang qua bộ phận sinh dục, Thận quản lý tiền âm và hậu âm, nếu Can Thận âm hư, tinh huyết không đủ, âm hộ không được dinh dưỡng, huyết bị táo sẽ sinh phong, phong động gây nên ngứa.
+ Do Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Uất ức, giận dữ làm tổn thương Can, Can uất hóa nhiệt, Can khí sẽ phạm Tỳ, khiến cho Tỳ hư, thấp thịnh. Thấp nhiệt uất kết lại làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, đới hạ sẽ ra nhiều, làm ẩm ướt âm bộ, phát ra ngứa.
+ Do Thấp Trọc Tư Sinh: Cơ thể vốn bị Tỳ hư, thấp thịnh, tích lại lâu ngày hóa thành nhiệt, lưu chú ở hạ tiêu, làm tổn thương mạch Nhâm và Đới. Thấp nhiệt uẩn tích sinh ra trọc, hoặc vùng bộ phận sinh dục không khô hoặc âm đạo bị ẩm ướt lâu ngày, thấp trọc sinh ra, gây nên ngứa.
Điều trị
1.Can Thận Âm Hư: Âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi hoặc da vùng âm bộ biến thành trắng, sưng to hoặc teo lại, vỡ ra lở loét, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng, hoa mắt, trời nóng thì ra mồ hôi, lưng đau, gối mỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Huyền Tế mà Sác.
Biện chứng: Can Thận âm hư, tinh huyết đều suy, huyết táo sinh phong, phong động sinh ra ngứa. Âm hộ thuộc về Can Thận, vì vậy, âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi. Phong thịnh thì sinh ra sưng, do đó da vùng âm đạo sưng. Da vùng âm đạo không được nuôi dưỡng thì sinh ra mầu trắng, co rút lại, lở loét. Âm hư sinh nội nhiệt, vì vậy ngũ tâm bị phiền nhiệt. Can dương thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi. Thận hư thì lưng đau, gối mỏi. Lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế mà Sác là dấu hiệu Can Thận âm hư.
Pháp: Điều bổ Can Thận, tư âm giáng hỏa.
Phương dược: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm .
Tri bá địa hoàng hoàn |
Thục địa |
24 |
Hoài sơn |
12 |
Sơn thù |
12 |
|
Đan bì |
9 |
Bạch linh |
9 |
Trạch tả |
9 |
Tri mẫu |
10 |
Hoàng bá |
9 |
Bạch tiên bì |
12 |
Hà thủ ô (chế) |
12 |
|
|
2. Can kinh thấp nhiệt: Vùng âm bộ ngứa, đau, đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, tâm phiền không yên, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.
Biện chứng: Can kinh có thấp nhiệt rót xuống, làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, vì thế đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi. Thấp nhiệt thấm ướt thì gây nên ngứa, đau. Thấp nhiệt nung nấu gây nên đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô. Nhiệt nhập vào tâm thần gây nên tâm phiền không yên. Thấp nhiệt làm tổn thương tân dịch vì vậy bị táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác là dấu hiệu Can kinh có thấp nhiệt.
Pháp: Tả Can thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa).
.Phương: Long Đởm Tả Can Thang.
Long đởm tả can thang |
Hoàng cầm |
8 |
Chi tử |
8 |
Qui xuyên |
12 |
|
Sài hồ |
12 |
Mộc thông |
8 |
Cam thảo |
4 |
Sinh địa |
20 |
Long đởm thảo |
6-12 |
sa tiền |
16 |
Trạch tả |
16 |
|
|
3. Thuốc Rửa
Xà sàng tử tán |
Hoa tiêu |
12 |
Xà sàng tử |
15 |
Minh phàn |
12 |
|
Khổ sâm |
12 |
Bách bộ |
12 |
Bạch phàn |
12 |
||
Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.
© Bản quyền thuộc về Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt. ® Ghi rõ nguồn YDUOCTINHHOA.com khi phát hành lại thông tin từ website này
Chú ý: Các thông tin trên website có tính chất tham khảo. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người, không tự ý áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc.