Thứ bảy, Ngày 5 / 10 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Âm Thống

 

ÂM ĐẠO ĐAU -Âm Thống

 

Bệnh âm đạo đau, benh am dao dau Đại Cương

 

Phụ nữ trong âm đạo hoặc âm hộ thấy đau, có khi lan đến bụng dưới hoặc đến vú gọi là Âm Thống hoặc Âm Trung Thống, Âm Hộ Thống, Tiểu Hộ Giá Thống, Giá Thống.

 

Bệnh âm đạo đau, benh am dao dau Nguyên Nhân

 

Theo Đông Y, bộ phận sinh dục là nơi hội tụ bên ngoài của tông cân, đồng thời mạch Xung, Nhâm và 3 đường kinh âm ở chân vận hành ngang qua đó. Can chủ cân, Thận khai khiếu ra nhị âm, vì vậy, đau vùng bộ phận sinh dục có liên hệ với Can và Thận.

Thường do:

+ Can thận suy tổn: Do tiên thiên bất túc, lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ làm hao tổn tinh huyết, tổn thương đến Can, Thận, Can mạch và bộ phận sinh dục. Cân lạc của Thận nhập vào bộ phận sinh dục, nếu cân mạch ở bộ phận sinh dục không được nuôi dưỡng sẽ bị sưng đau, co rút.

+ Can uất khí trệ: Do tình chí uất ức hoặc tức giận quá khiến cho Can uất, khí trệ, kinh mạch vùng bộ phận sinh dục không thông, khí huyết vận hành bị ngăn trở gây nên đau.

+ Can kinh thấp nhiệt: Do phiền táo, giận dữ uất kết, Can uất hoá thành nhiệt, ảnh hưởng đến Tỳ, Tỳ hư sinh thấp, thấp nhiệt cùng kết lại, dồn xuống hạ tiêu. Hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào hạ tiêu làm cho âm hộ sưng đau.

+ Hàn ngưng can mạch: Do âm hộ có âm hàn lâu ngày, hoặc nhân cơ hội hành kinh, sinh đẻ, hàn tà thừa cơ bên trong hư yếu mà xâm nhập vào hạ tiêu, khí huyết tương bác nhau khiến cho Can mạch bị bế tắc gây nên bệnh.

 

Bệnh âm đạo đau, benh am dao dau Chẩn Đoán

 

. Bệnh sử: Trước đó có cảm phải hàn tà, tình chí uất ức hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ.

 Triệu chứng: Tự nhiên âm đạo hoặc bộ phận sinh dục sưng đau, đau lan đến bụng dưới hoặc đến vú, lúc đau nhiều lúc đau ít, lúc đau lúc không.

 

Bệnh âm đạo đau, benh am dao dau Điều trị

 

   1.                Can thận suy tổn:

 

Triệu chứng: Bộ phận sinh dục sưng đau hoặc đau rát, có ít hoặc không có huyết trắng, lưng đau, chân mỏi, đầu váng, tai ù, mắt khô dính, uể oải không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Trầm, Tế.

 Pháp: Tư dưỡng Can Thận, hoãn cấp chỉ thống.

 Dùng bài Đương Quy Địa Hoàng Ẩm gia giảm

 

Qui đầu

 12

Sinh địa

12

Mẫu lệ

12

Bạch thược

16

Huyền hồ

8

 

 

 

 

 2.                Can uất khí trệ:

Triệu chứng: Bộ phận sinh dục sưng đau, lan đến bụng dưới, hai bên hông sườn và hai vú, phiền táo, dễ tức giận, ngực đầy tức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Huyền.

Pháp: Sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống.

 Dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm

Tieu dao tan

Sài hồ

12

Bạch truật

12

Bạch thược

12

Qui đầu

12

Trần Bì

8

Trích thảo

6

Sinh khương

12

Bạc hà

 

Bạch linh

12

Xuyên luyện tử

 

Hương phụ

 

Huyền hồ

 

 

 

 

 

 

 

- Nếu Can uất hoá hoả, biểu hiện là trong bộ phận sinh dục nóng rát, miệng đắng, họng khô, khát, thích uống, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác,  gia Đơn bì, Chi tử và Hạ khô thảo.

3.  Can kinh thấp nhiệt: Bộ phận sinh dục sưng đau, nhiều huyết trắng, mầu vàng như mủ, dính, có mùi hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, khát, thích uống nước, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Pháp: Tả Can, thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang thêm Hoàng bá, Uất kim.

 

Long đởm tả can thang

 

Hoàng cầm

 

8-16

 

Chi tử

 

8-16

 

Qui đầu

8-16

 

Sài hồ

 

4-12

 

Mộc thông

 

4-8

 

Cam thảo

 

4-8

 

Sinh địa

12-20

 

Long đởm thảo

2-8

Sa tiền

12-20

Trạch tả

8-16

Hoàng bá

 

 

Uất kim

 

 

 

 

 

 

 

4.     Hàn trệ can mạch:

Triệu chứng: Bộ phận sinh dục co thắt, đau chịu không được, sợ lạnh, tay chân lạnh, các khớp đau nhức, lưỡi tối, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm khẩn.

Pháp: Ôn kinh, tán hàn, hành trệ, chỉ thống.

Dùng bài Xuyên Luyện Thang (Trúc Lâm Nữ Khoa) gia giảm:

 

Binh lang

 

Trạch tả

 

Xuyên luyện tử

 

Tiểu hồi

 

Trư linh

 

Bạch truật

 

Ô dược

 

Nhũ hương

 

Huyền hồ

 

Mộc hương

 

Ma hoàng

 

Sinh khương

 

Thông bạch

 

 

 

 

 


Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác