Thứ bảy, Ngày 11 / 05 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Hầu phong

HẦU PHONG

 

Đại cương:

Là một dạng bệnh nặng về họng làm cho khó thở, trong họng có nhiều đờm.

Thuộc loại Khó Thở Thanh Quản Cấp Tính.

Người xưa xếp Hầu Phong vào loại Hầu Tý.

Đời Đường, Sào Nguyên Phương, trong ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Chứng hầu tý, họng sưng, nghẹn, đau, nước uống không vào được. Do khí âm dương từ Phế xuất ra, theo họng mà đi lên xuống. Phong độc khách ở họng, khí bị uất kết lại gây nên nhiệt, làm cho họng sưng, nghẹt mà đau”.

Đời Tống, sách ‘Yết Hầu Mạch Chứng Thông Luận’ cho rằng do Phong, đờm, thấp, nhiệt tích lại bên trong, kèm ăn uống thức ăn nhiều chất béo, phòng lao, tinh thần uất ức nên phát sinh chứng Hầu phong.

Chu Đan Khê cho là do đờm hỏa hoặc do âm hư, hỏa bốc lên họng gây nên.

Sách ‘Ngoại Khoa Bí Chỉ’ nêu lên 12 chứng Hầu Phong, sách ‘Hầu Khoa Chỉ Chưởng’ giới thiệu 16 loại Hầu phong, sách ‘Hầu Khoa Toàn Khoa Tử Trân Tập’ nêu lên 18 loại, sách ‘Trọng Lâu Ngọc Thược’ ghi lại 36 chứng Hầu phong.

Chứng trạng:

Trên lâm sàng có thể gặp 5 loại sau:

1- Do phong nhiệt bên ngoài xâm nhập vào

Triệu Chứng: Phát bệnh đột ngột, họng đau, trong họng khò khè, họng nghẹt. Đến giai đoạn sau thì khó thở, cơ thể lạnh, rét run, ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù Sác.

 Pháp trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc.

Phương thuốc:

Hầu phong

Kinh giới

 

Phòng phong

 

Ngưu bàng

 

Ngân hoa

 

Liên kiều

 

Thiên hoa

 

Thăng ma

 

Cương  tằm

 

Cát cánh

 

 

 

 

 

 Sắc uống

Thuốc dùng ngoài xông:

 

Tô tử

10

Kha tử

10

Cúc hoa

10

Bội lan

10

Bạc hà

10

 

 

 

 

               

sắc lấy nước xông vào họng để khứ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng, khai khiếu. Ngày 3 - 4 lần.

2- Tỳ vị có nhiệt

Triệu Chứng: Họng đau như kim đâm, đờm dãi ủng tắc, họng sưng đỏ, trong họng có tiếng khò khè, hít thở khó, ăn uống khó khăn, sốt cao, mê man, bụng đầy trướng, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng, mạch Hồng Sác.

Pháp trị: Thanh nhiệt, giải độc.

Phương thuốc: Dùng bài Tam Hoàng Lương Cách Tán

Hầu phong Tỳ vị có nhiệt

Đại hoàng

2

Cam thảo

2

Sơn chi

1

Bạc hà

1

Mang tiêu

2

Hoàng cầm

1

Liên kiều

4

               

3- Tà độc ủng thịnh

Triệu Chứng: Họng sưng đau, nói khó, âm thanh khàn, nước uống không xuống, đờm khò khè, hàm răng cắn chặt, miệng khó mở, gáy và mang tai sưng đau, đau lan ra trước ngực, gáy cứng, sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, khát, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng, mạch Hồng Sác có lực.

Pháp trị: Thanh nhiệt, giải độc, khứ đờm, tiêu thủng.

Phương thuốc: Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm.

Hầu phong tà độc ẩm thịnh

Thạch cao

40-80

Tê giác

2-4

Cát cánh

8-12

Huyền sâm

8-16

Đan bì

8-12

Sinh địa

16-20

Sơn chi

8-16

Tri mẫu

8-12

Cam thảo

4-8

Hoàng liên

4-12

Hoàng cầm

8-12

Liên kiều

8-12

Trúc diệp

8-12

Bối mẫu

 

Qua lâu

 

Mang tiêu

 

Đại hoàng

 

Thiên trúc hoàng

 

 

 

4- Tà độc nội hãm

Triệu Chứng: Họng sưng đau, sốt cao, mê man, hô hấp khó khăn, lưỡi xanh, mặt đen, mồ hôi trên trán ra thành giọt, tay chân lạnh, mồ hôi ra như tắm, mạch Trầm, Vi muốn Tuyệt.

Pháp trị: Giải độc, hóa đờm, khai khiếu.

Phương thuốc: Cung Ngưu Hoàng Hoàn

5- Phế thận âm hư

Triệu chứng: Đau, nuốt như có gì vướng, tiếng nói khàn, lưng đau, chân mỏi, môi hồng, gò má đỏ, chóng mặt, tai ù, lưỡi đỏ đậm, rêu lưỡi ít mà khô, mạch Tế Sác.

Pháp trị: Tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, lợi hầu.

Phương thuốc:

Hầu phong phế thận âm hư

Thục địa

Sơn thù

Hoài sơn

Mạch môn

 

Bối mẫu

Huyền sâm

Hoàng bá

Tri mẫu

 

Cát cánh

Ngân hoa

Liên kiều

Thuốc dùng ngoài thổi: Chu Hoàng Tán ngày 3 lần.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác